Thương binh bị chết do vết thương tái phát, có được công nhận liệt sĩ?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định điều kiện xác nhận liệt sỹ như sau:
“1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp được xem xét xác nhận là liệt sỹ:
...
i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
... "
Theo như bạn trình bày, bố bạn là thương binh hạng 1/4 (81%), có xác nhận của bệnh viện là chết do vết thương tái phát thì bố bạn đủ điều kiện để công nhận là liệt sỹ.
Thủ tục công nhận liệt sỹ cho thương binh chết do vết thương tái phát theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
- Hồ sơ:
+ Giấy bảo tử (căn cứ cấp giấy bảo tử quy định tại Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).
+ Giấy tờ làm căn cứ giấy báo tử.
- Trình tự, thủ tục tiến hành:
+ Cá nhân chuẩn bị hồ sơ công nhận liệt sỹ cho thương binh chết do vết thương tái phát.
+ Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh.
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP.
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm: Kiểm tra, xác minh, cấp giấy báo tử và chuyển hồ sơ xác nhận liệt sĩ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định.
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công”, có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.
+ Cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ, có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”, sau đó bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ.
- Thẩm quyền giải quyết:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh.
- Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết: 65 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc công nhận liệt sĩ với thương binh bị chết do vết thương tái phát. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 31/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?