Động tác ngồi xuống, đứng dậy khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
Động tác ngồi xuống, đứng dậy khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 15 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
1. Động tác ngồi xuống
a) Khẩu lệnh: “NGỒI XUỐNG”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang 1 phần 2 bàn chân trái;
- Cử động 2: Ngồi xuống ở tư thế 2 chân chéo nhau, hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, khi mỏi đổi tay. Cán bộ, chiến sĩ nam có thể ngồi ở tư thế 2 chân để rộng bằng vai (hình 4a, b).
2. Động tác đứng dậy
a) Khẩu lệnh: “ĐỨNG DẬY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Hai chân chéo nhau, hai bàn tay nắm lại chống xuống đất, cổ tay thẳng, lòng bàn tay hướng vào thân người, phối hợp hai chân đẩy người đứng dậy;
- Cử động 2: Chân phải đưa về tư thế đứng nghiêm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về động tác ngồi xuống, đứng dậy khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?