In, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
In, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định tại Điều 8 Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước như sau:
1. Việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Phải tiến hành ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn và do lãnh đạo của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trực tiếp quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đó quy định.
b) Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại Điều 1 hoặc người được ủy quyền quyết định việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước và ghi cụ thể số lượng được in, sao, chụp. Tài liệu vật in, sao, chụp phải được bảo mật như tài liệu vật gốc. Chỉ in, sao, chụp đúng số bản đã được quy định. Sau khi in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay bản dư thừa và những bản in, sao, chụp hỏng.
c) Đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật xong phải đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, nơi nhận, tên người đánh máy, in, soát, sao, chụp tài liệu.
d) Không sử dụng máy tính đã nối mạng Internet đánh máy, in, sao tài liệu mật.
2. Bí mật nhà nước sao, chụp ở dạng băng, đĩa phải được niêm phong và đóng dấu độ mật ghi rõ tên người sao, chụp ở bì niêm phong.
Trên đây là quy định về In, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 33/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?