Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều 32 Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì:
1. Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây viết gọn là thôn) có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn. Đối với thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.
...
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
4. Tổ chức, biên chế đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:
a) Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người, trong đó có đội trưởng và có từ 01 đến 02 đội phó.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 79/2014/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?