Phương pháp bảo vệ mạch điện khu vực nhà tắm

Phương pháp bảo vệ mạch điện khu vực nhà tắm được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hiếu, đang sinh sống tại Thanh Hóa. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi phương pháp bảo vệ mạch điện khu vực nhà tắm được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Ngọc Hiếu_098***)

Phương pháp bảo vệ mạch điện khu vực nhà tắm được quy định cụ thể tại Mục 2.10.2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:

Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung bằng liên kết đẳng thế phụ, sử dụng RCD với dòng tác động danh định không lớn hơn 30 mA cho tất cả các mạch điện, trừ trường hợp mạch điện được cách ly về điện chỉ cấp điện cho một thiết bị duy nhất và sử dụng nguồn SELV hoặc PELV.

RCD (Residual Current Device) - thiết bị bảo vệ dòng điện dư.

SELV (Separated Extra-Low Voltage) - điện áp siêu thấp tách biệt.

PELV (Protective Extra-Low Voltage) - điện áp siêu thấp được bảo vệ.

Trên đây là tư vấn về phương pháp bảo vệ mạch điện khu vực nhà tắm. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào