Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội tự thú

Pháp luật quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội tự thú như thế nào?

Tự thú là tự nói ra tội lỗi của mình. Người phạm tội tự thú có nhiều mức độ khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng thì tự thú bao hàm cả khái niệm thật thà khai báo. Tuy nhiên về pháp lý, chỉ coi tự thú khi tội phạm họ thực hiện chưa bị phát hiện nhưng tự thú đến cơ quan có thẩm quyền (công an, viện kiểm sát, thanh tra …) khai báo hành vi phạm tội của mình.
 
Nếu người phạm tội tự thú có đủ điều kiện quy định ở khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Điều kiện đó là:
 
  - Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú.
 
  - Sau khi tự thú, khai rõ sự việc, tức là khai rõ hành vi phạm tội của mình và đồng bọn (nếu có ), góp phần có hiệu quả trong việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế mức thấp nhất hậu quả của tội phạm Nếu thiếu một trong những điều kiện trên hoặc tuy đủ điều kiện trên hoặc tuy đủ điều kiện nhưng không được miễn trách nhiệm hình sự thì được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.
 
Trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, thì tự thú tội nào được coi là tình tiết giảm nhẹ đối với tội đó.
 
Cần phân biệt tự thú với đầu hàng. Đầu hàng là chịu thua. Vì vậy, trong trường hợp một kẻ phạm tội bị bao vây, không còn đường nào khác mà phải ra đầu hàng thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ. Nếu họ còn có khả năng trốn tránh, nhưng ra trình diện thì được coi là trường hợp tự thú (đầu thú ). Tuy nhiên theo tinh thần của Thông tư liên ngành số 05 ngày 2-6-1990 của Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, hướng dẫn thi hành chính sách đối với người ra tự thú, thì chỉ có một khái niệm tự thú cho tất cả những trường hợp tự thú hoặc đầu thú, tuy nhiên mức độ có khác nhau và nói chung họ đều giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
 
Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi tự thú và những điều kiện về tự thú của người phạm tội.
 

Người phạm tội
Hỏi đáp mới nhất về Người phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấm cư trú đối với người phạm tội là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Người phạm tội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?
Hỏi đáp pháp luật
Tội giết người mà liền trước đó người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội có bị xử lý?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội với người chuyển đổi giới tính
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hình sự người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu TNHS theo BLHS Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người phạm tội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người phạm tội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào