Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC
Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC được quy định tại Điều 11 Thông tư 30/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình như sau:
Khi thực hiện các công việc của hợp đồng EPC, ngoài quy định tại Điều 48 Nghị định số 37/2015/NĐ-CPcác bên còn phải tuân thủ các quy định sau:
1. Bên giao thầu phải kiểm tra giám sát nhà thầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động, thực hiện việc bảo vệ môi trường xung quanh, phòng chống cháy nổ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng EPC đã ký kết và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quản lý an toàn lao động:
a) Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn lao động;
b) Bên nhận thầu phải có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn cho người lao động của mình; Bên nhận thầu có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn cho người lao động và những trang thiết bị cứu hộ cần thiết;
c) Bên nhận thầu phải thường xuyên kiểm tra, có phương pháp kiểm định, thí nghiệm và sửa chữa, kiểm soát các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng và bảo vệ, tiêu chuẩn thay thế các thiết bị này;
d) Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao.
3. Quản lý môi trường:
a) Bên nhận thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh;
b) Các bên có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp bên nhận thầu không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì bên giao thầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu bên nhận thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường;
c) Cá nhân, tổ chức để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
4. Quản lý phòng chống cháy nổ:
a) Các bên tham gia hợp đồng EPC phải tuân thủ các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ;
b) Lắp đặt và duy trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy để có thể kiểm soát, cảnh báo hoặc dự đoán một cách hợp lý, tránh không để xảy ra các thiệt hại về người và tài sản do cháy;
Trên đây là quy định về Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2016/TT-BXD.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Bảng lương của Thống kê viên trung cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Có ký hiệu là gì?
- Hình thức, số lượng câu trong bài thi phục hồi điểm bằng lái xe từ ngày 01/01/2025?
- Không hành nghề bao nhiêu lâu liên tục thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán?