Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 24 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Doanh nghiệp cho thuê giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thì bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Để trở thành kỹ thuật viên đường bộ hạng IV có cần phải có bằng đại học không?
- Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Chính thức: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 4,5%/năm?