Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động phòng, chống rửa tiền được quy định thế nào?
Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 17 Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền như sau:
1. Đối tượng báo cáo phải cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan theo đúng thời hạn yêu cầu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải xác định thời hạn khi yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền. Thời hạn yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan cần phải được xác định phù hợp với mức độ cấp thiết của vấn đề, hoàn cảnh thực tế khách quan và khả năng cung cấp của đối tượng được yêu cầu cung cấp.
2. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền yêu cầu tất cả các đối tượng báo cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền.
3. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ và thông tin liên quan chỉ được cung cấp trực tiếp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
a) Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện trở lên nếu giao dịch liên quan tới tội phạm được báo cáo theo Khoản 2 Điều 26 Luật phòng, chống rửa tiền;
b) Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân các cấp nếu giao dịch liên quan tới vụ việc và khách hàng đã có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can. Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng các cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin liên quan;
c) Cơ quan an ninh điều tra nếu giao dịch liên quan tới các đối tượng bị nghi ngờ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin liên quan;
d) Cơ quan thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu nếu giao dịch liên quan tới cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan hoặc pháp luật khác liên quan. Yêu cầu cung cấp thông tin phải được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu ký;
đ) Cơ quan thanh tra nhà nước, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ theo các quyết định thanh tra, kiểm tra do cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu lưu giữ và thông tin liên quan được thực hiện một lần theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết, việc cung cấp này được thực hiện nhiều lần nhưng phải được nêu rõ trong yêu cầu cung cấp thông tin. Khi đã yêu cầu cung cấp nhiều lần, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc ngừng cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin đối với tổ chức, cá nhân không còn nằm trong diện cần cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu nữa.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động phòng, chống rửa tiền. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
- Đảng viên dự bị có thể bị kỷ luật đảng bằng các hình thức nào? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng?
- Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hy sinh trong quá trình chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
- Cá nhân được miễn thuế TNCN khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm là bao nhiêu?
- Những chức danh nào phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh?
- Đảng viên mắc bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm hơn bao lâu? Có trao tặng Huy hiệu Đảng vào ngày sinh nhật Đảng viên không?