Quy định về báo cáo năng lực tài chính trong hồ sơ mời thầu
Thứ nhất: Theo như bạn trình bày, bên bạn đang có nhu cầu mua sắm hàng hóa, nếu hạn mức mua sắm trên 2 tỷ và dưới 5 tỷ thì bạn cần xem xét lại hình thức lựa chọn nhà thầu mà bên bạn đang áp dụng.
Căn cứ Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ – CP quy định áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh:
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Vậy, nếu mua sắm hàng hóa thông thường, không thuộc mua sắm thường xuyên thì bên bạn sẽ áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường, nếu thuộc mua sắm thường xuyên sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định của Thông tư 58/2016/TT – BTC.
Thứ hai, các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là do bên mời thầu quy định theo quy mô tính chất của từng gói thầu. Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ – CP về căn cứ lập hồ sơ mời thầu, các tiêu chuẩn được xác định như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;..
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.”
Như vây, nếu các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra khi lập hồ sơ không làm hạn chế các nhà thầu thì vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về báo cáo năng lực tài chính trong hồ sơ mời thầu. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 63/2014/NĐ – CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?
- Đề Toán THPT 2025 bao nhiêu câu? Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán?
- Bình chọn VTV Awards 2024 trên vtv go? VTV Awards 2024 bình chọn vòng 2 đến ngày mấy?