Về Chế định Thừa phát lại

Xin chào Ban Biên tập, Tôi được biết, Thành phố Hà Nội đã triển khai áp dụng Chế định Thừa phát lại giống Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, xin cho tôi biết một số văn bản của TP Hà Nội liên quan đến Thừa Phát lại; để được bổ nhiệm Thừa phát lại ở Hà Nội tôi cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì và thực hiện tại đơn vị nào? Xin cảm ơn! Người hỏi: Đoàn Thị Hồng Hạnh ( 09:39 04/05/2015)

1. Một số văn bản:

- Quyết định số 6236/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND TP Hà Nội, về việc ban hành Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP Hà Nội”.

-Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của UBND TP Hà Nội Cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội.

-Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 03/4/2014 của UBND TP Hà Nội về kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Hà Nội.

-Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 23/4/2014 của UBND TP Hà Nội Về truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại tại Hà Nội.

2. Về Quy định bổ nhiệm Thừa phát lại: (Theo Hướng dẫn của Sở Tư pháp Hà Nội)

* Tiêu chuẩn người được bổ nhiệm Thừa phát lại:

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Không có tiền án, tiền sự;

- Có bằng cử nhân Luật;

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

* Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại:

Người muốn được bổ nhiệm Thừa phát lại phải có 02 bộ hồ sơ gửi Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Thành phần hồ sơ bao gồm:

a. Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại (theo mẫu);

b. Giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số  14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013  của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c. Sơ yếu lý lịch bản chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc thị trấn trong thời hạn 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (theo mẫu);

d. Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (bản chính);

e. Bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật (bản sao có  chứng thực);

f. Chứng chỉ tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại (bản sao có chứng thực);

g. Chứng minh nhân dân, hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

h. Hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội (bản sao có chứng thực);

i. Giấy xác nhận thời gian trên 05 năm công tác pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh (bản sao có chứng thực) đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

k. 04 ảnh 3x4;

l. Bản cam kết không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật sau khi được bổ nhiệm Thừa phát lại và tham gia hành nghề tại một văn phòng Thừa phát lại (theo mẫu).

* Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Bổ trợ tư pháp - Sở Tư pháp, số 1B, Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.

(Người đề nghị bổ nhiệm thừa phát lại phải trực tiếp đến nộp hồ sơ (02 bộ). Phòng Bổ trợ tư pháp sẽ không nhận hồ sơ của bất cứ trường hợp nào nộp thay).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào