Công nhân thu gom rác được hưởng phụ cấp độc hại thế nào?

Bạn đọc có số điện thoại 0982236xxx (Nghệ An) gọi đến số đường dây nóng của Văn phòng TVPL Báo Lao Động hỏi: Đối tượng công nhân thu gom rác tại đô thị; công nhân chế biến thức ăn gia súc, làm trong nhà máy phải chịu khói bụi có được hưởng phụ cấp độc hại không? Cách trả và mức hưởng căn cứ vào đâu và trả thế nào?

1. Đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại:

- Đối với công nhân thu gom rác tại Đô thị: Những người lao động thu dọn rác bến tàu, xe; quét rác đường phố. Công việc này thường xuyên tiếp xúc với rác bẩn và bụi nồng độ cao (Danh mục Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996)

- Đối với công nhân chế biến thức ăn gia súc, làm trong nhà máy phải chịu khói bụi: Những người lao động vận hành máy nghiền, trộn thức ăn gia súc. Đây là công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, bụi nồng độ cao (Danh mục Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995)

2. Mức hưởng phụ cấp độc hại:

- Nếu bạn là công nhân làm những công việc trên tại công ty không phải công ty nhà nước thì mức phụ cấp độc hại được trả tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội. Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường (Khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP). Bạn cũng có thể được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động 2012 và Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

- Nếu bạn là công nhân làm những công việc trên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thì mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường (Khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH).Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
362 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào