Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào?

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến hình thức, biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng, nhưng những quy định về vấn đề này thì tôi không rõ lắm. Nên tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Văn Dũng (dung***@gmail.com)

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định tại Điều 7 Nghị định 89/2009/NĐ-CP về hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:

1. Quan hệ tiếp xúc trực tiếp thông qua hội đàm

a) Gặp gỡ, đàm phán được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Đàm phán việc thực hiện Điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;

- Trao đổi, hội đàm định kỳ, đột xuất để phối hợp giải quyết các vụ việc xảy ra trên biên giới hoặc các vụ việc liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

b) Gặp gỡ làm việc trên đường biên giới hoặc tại một địa điểm thích hợp để trao đổi tình hình thường xuyên hoặc đột xuất; phối hợp thực hiện những nội dung được quy định trong Hiệp định về Quy chế biên giới hoặc giải quyết vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

c) Phối hợp thực hiện tuần tra song phương kiểm tra đường biên giới, mốc quốc giới theo kế hoạch hoặc đột xuất. Trao trả, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới;

Việc trao trả và tiếp nhận người vi phạm được thực hiện tại cửa khẩu biên giới hoặc địa điểm khác trên đường biên giới do hai bên thỏa thuận;

d) Thư mời được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Mời Bạn hoặc Bạn mời sang làm việc nhằm trao đổi tình hình, giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo phân cấp hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Mời Bạn hoặc Bạn mời sang thăm xã giao chúc mừng nhân dịp ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống và các hoạt động khác.

2. Quan hệ tiếp xúc gián tiếp

a) Thư thông báo, trao đổi được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Tình hình liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; thực trạng đường biên giới, mốc quốc giới, việc thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới và các Điều ước quốc tế về biên giới liên quan; nội dung làm việc, hội đàm của các ngành chuyên môn ở địa phương theo kế hoạch thỏa thuận;

- Thông báo cho nước láng giềng biết các vụ tai nạn, án mạng mà nạn nhân là người bên nước Bạn; thông báo trao trả những người vượt biên giới trái phép, những đối tượng bị ta bắt giữ xét thấy cần trao trả hoặc thông báo đối tượng bên ta đang truy tìm để phối hợp truy tìm, bắt giữ;

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở khu vực biên giới;

- Thông báo các nội dung khác theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp;

- Thư thông báo được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất thông qua phương tiện thông tin hoặc sĩ quan liên lạc và tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc để thực hiện cho phù hợp.

b) Thư phản kháng được thực hiện khi nước láng giềng có các hoạt động sau:

- Vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên đất liền, trên biển, trên không và lòng đất; xê dịch, phá hoại mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới, xây dựng các công trình làm ảnh hưởng đến vị trí pháp lý đường biên giới và trái với Hiệp định về Quy chế biên giới;

- Che giấu, tiếp tay cho tội phạm, buôn bán vận chuyển trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại, ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, rửa tiền, hoạt động khủng bố, đẩy người qua biên giới.

- Tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị với Việt Nam; phá hoại hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới với Việt Nam;

- Các hoạt động khác vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.

3. Quan hệ tiếp xúc xã giao

Tổ chức đoàn sang thăm xã giao hoặc tiếp đón lực lượng chức năng nước láng giềng sang thăm nhân dịp ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống của hai bên; thăm hỏi, chia buồn khi có quốc tang, thiên tai, hỏa hoạn hoặc tham gia các hoạt động khác.

- Ngoài ra, nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 02/2012/TT-BQP

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 89/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào