Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp do Chính Phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/03/2017), theo đó:
1. Tạo lập, gửi, nhận các chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.
2. Không thực hiện giao dịch bằng hồ sơ giấy đối với các thủ tục đã đăng ký bằng hình thức giao dịch điện tử trong thời gian đang thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Quản lý chữ ký số và bảo đảm tính chính xác của chữ ký số trên chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử; quản lý tên và mật khẩu của tài khoản giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để bảo đảm tính an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu trên hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của Tổ chức I-VAN và hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn toàn bộ chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ, giao dịch điện tử, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật có liên quan, trừ trường hợp là cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
5. Lưu trữ chứng từ giấy theo quy định của pháp luật về lưu trữ đối với những chứng từ kê khai với cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng chưa chuyển sang chứng từ điện tử; xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền đối chiếu, kiểm tra.
6. Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của Tổ chức I-VAN và hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7. Lập hồ sơ bảo hiểm xã hội bằng giấy hoặc chuyển hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử sang hồ sơ bảo hiểm xã hội giấy để nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp đến hạn nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử mà hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, hạ tầng kỹ thuật chưa khắc phục được sự cố; chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đối với giao dịch khác.
Sau khi sự cố đã được khắc phục, cơ quan, tổ chức, có trách nhiệm gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử tới Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN đã lựa chọn.
8. Thực hiện các điều khoản ký kết trong hợp đồng với Tổ chức I-VAN.
9. Chấp hành thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
10. Chịu trách nhiệm về kê khai chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và pháp luật có liên quan.
11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, được quy định tại Nghị định 166/2016/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?