Làm sao để cấp lại giấy ra viện khi bị mất?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 14/2016/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:
"1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ra viện:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Điều trị nội trú đã được cấp giấy phép hoạt động;
b) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này được ký giấy ra viện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo quy định trên, thẩm quyền cấp giấy ra viện là các các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Điều trị nội trú đã được cấp giấy phép hoạt động hoặc Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú được cấp giấy phép hoạt động.
Mặt khác, theo quy định để hưởng các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, trong hồ sơ phải có giấy ra viện, không nêu rõ giấy ra viện bản chính hay bản sao có chứng thực? Hiện nay không có quy định cụ thể về việc cấp lại giấy ra viện bản chính hay cấp lại bản sao giấy ra viện?
Do đó, trước tiên bạn hỏi lại bên phía bệnh viện nơi bạn điều trị để xem có được cấp lại bản chính giấy ra viện hay không? Nếu không được cấp thì bạn sử dụng bản sao do bệnh viện cấp để hưởng chế độ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cấp giấy ra viện khi bị mất. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 14/2016/TT-BYT để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?