Thời gian nâng lương theo quy định hiện hành?
Do không rõ chức danh nghề nghiệp và cũng không xác định được bạn là công chức hay viên chức nên nếu bạn được nâng ngạch thì việc nâng lương sẽ được quy định tại Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ nâng bậc lương:
"1. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.
Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:
a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương.
b) Đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc lương như sau:
b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.
b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.
c) Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
2. Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này)
Cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1, Điều này
3. Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương:
a) Việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng phụ cấp cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang.
b) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan Công an nhân dân đã giữ cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ hiện đảm nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe thì được xét nâng lương.
Thời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp Tướng, cấp Tá và Đại úy là 04 năm; đối với Thượng úy là 03 năm.
Thẩm quyền quyết định nâng lương:
Đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Đối với sĩ quan Công an nhân dân: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với cấp bậc hàm Đại tướng và Thượng tướng; Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định đối với cấp bậc hàm Trung tướng trở xuống."
Bạn có thể tham khảo và đối chiếu với các quy định trên so với chức danh nghề nghiệp mà bạn đang công tác, qua đó có thể xác định thời hạn nâng lương tiếp theo của mình là khi nào và để nâng lương thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm hiểu quy chế làm việc tại đơn vị mình đang công tác để hiểu rõ được quy trình.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời gian nâng lương theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 204/2004/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?