Xây dựng không có giấy phép thi công xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm về vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng côngtrình và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định;
b) Không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình;
c) Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công. Trường hợp khởi công xây dựng công trình khi chưa có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng thì xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định này.
3. Vi phạm quy định về lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng được xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí."
Có thể thấy hành vi của bạn là xây dựng không có giấy phép thi công thì sẽ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định trên. tuy nhiên các đối tượng có thẩm quyền xử phạt hành chính đơn vị thi công của bạn sẽ không bao gồm Chi cục quản lý đường bộ I - Tổng cục đường bộ Việt Nam, các đối tượng có thẩm quyền xử phạt sẽ được quy định tại Chương VIII Nghị định 121/2013/NĐ-CP tùy vào cơ quan kiểm tra và phạm vi thẩm quyền. Căn cứ quy định cụ thể tại Điều 60 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
"1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
2. Khi áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thanh tra Sở Xây dựng.
3. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức; thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức."
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi xây dựng không có giấy phép. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 121/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?