Đi ăn trộm nhưng chưa lấy được tài sản có phải ngồi tù không?

Cách đây 1 tháng, tôi có ý định trộm tài sản là 1 chiếc xe máy SH, tuy nhiên khi đang thực hiện thì tôi bị người dân phát hiện và đuổi đánh, giao nộp cho cơ quan công an. Tôi đã khai nhận toàn bộ hành vi này của mình. Với hành vi phạm tội bất thành ấy thì tôi có bị kết án không và nếu có thì bị xử lý như thế nào? (Anh Trần Văn Ơn - Gia Lai)

Theo trình bày của anh, có căn cứ để cơ quan điều tra kết luận anh đã có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự 1999 về tội “trộm cắp tài sản”.

Với ý chí chủ quan của mình, anh đã có ý định thực hiện hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhằm mục đích biến thành tài sản của mình một cách trái pháp luật.

Anh bị phát hiện đang trộm cắp và bị bắt giữ ngay sau đó khi chưa chiếm được tài sản. Tuy tài sản chưa chiếm đoạt được, hành vi phạm tội chưa hoàn thành nhưng anh không tiếp tục tiến hành được vì anh bị phát hiện và truy bắt là ngoài ý muốn của anh. Như vậy, hành vi của anh là phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 18 BLHS.

Điều 18. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.Như vậy tuy chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng anh vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 138 BLHS.

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Tài sản anh định trộm cắp là chiếc xe SH nên để có căn cứ xác định hình phạt thì cơ quan điều tra phải định giá chiếc xe SH này theo quy định pháp luật. Qua đó, Tòa án sẽ tuyên hình phạt tương xứng với hành vi trộm cắp và giá trị tài sản bị trộm cắp.

Tuy nhiên, như anh đã trình bày, ngay sau khi bị bắt, tại cơ quan điều tra, anh đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Vì vậy, quá trình xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại điều 46 BLHS để xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với anh.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
356 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào