Cơ chế giãn nợ với sinh viên vay vốn đi học ra trường chưa có việc làm
Theo quy định hiện nay người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học.
Thời hạn cho vay tối đa được xác định theo công thức sau: Thời hạn cho vay tối đa = thời hạn phát tiền vay + 12 tháng + thời hạn trả nợ. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Ngoài ra, đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay gặp khó khăn chưa trả được nợ thì có thể đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xem xét cho gia hạn nợ.
Tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. Như vậy nếu HSSV học đại học 4 năm thì thời hạn cho vay tối đa là 9 năm, nếu gặp khó khăn được gia hạn nợ tối đa thêm 2 năm nữa thì tổng cộng cho vay là 11 năm.
Trong khi đó nguồn trả nợ được trích từ thu nhập của hộ vay và thu nhập của sinh viên khi đi làm. Vì vậy việc đề nghị khoanh nợ, gia hạn nợ cho những HSSV không xin được việc làm hoặc xin được việc nhưng không đúng ngành nghề nên thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống và trả nợ Ngân hàng theo đề nghị của hộ vay, vấn đề này NHCSXH xin tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?