Có thể đóng bảo hiểm khi chưa chốt sổ tại công ty cũ không?
Căn cứ Điều 47 Bộ luật lao động 2012 xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời điểm chốt sổ được xác định trên thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu như bạn chấm dứt hợp đồng tháng 10 thì thời điểm chốt sổ bảo hiểm cho bạn cũng vào tháng 10. Nếu tháng 11 công ty mới báo giảm và chốt sổ bảo hiểm thì vẫn coi là bạn vẫn đóng bảo hiểm hết tháng 10.
Khi người lao động đi làm công việc mới và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động mới có trách nhiệm đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động. Việc đóng bảo hiểm xã hội được đóng nối tiếp vào sổ bảo hiểm cũ. Tại thời điểm bạn giao kết hợp đồng mà vẫn chưa chốt sổ công ty cũ thì bạn cũng chỉ được đóng ở một công ty là công ty cũ (công ty đầu tiên) theo nguyên tắc tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như thế, sẽ không thể xảy ra việc trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội với trường hợp này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đóng bảo hiểm khi chưa chốt sổ tại công ty cũ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?