Mức phạt với người phạm tội 14 tuổi không quá 12 năm tù
Như vậy, nếu trong quá trình điều tra cơ quan công an có đầy đủ cơ sở kết luận điều tra em bạn có hành vi giao cấu với cô bé chưa đầy 13 tuổi thì em bạn sẽ bị xem xét xử lý hình sự về tội danh này.
Thứ hai: Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm rất nghiệm trọng tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy trong trường hợp này, nếu em bạn thực hiện hành vi giao cấu với em gái đó và em bạn đã đủ 14 tuổi thì em bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 nêu trên. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Hình sự quy định: “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Thứ ba: Về trình tự tố tụng, theo quy định của pháp luật thì thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là thủ tục đặc biệt, khi bắt, tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ theo quy định tại Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam… trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” (khoản 1); Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giam, tạm giữ người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam”. (khoản 3). Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 306 BLTTHS thì “Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi… thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình”.
Như vậy, nếu cho rằng cơ quan điều tra không tuân thủ các quy định nêu trên trong quá trình bắt, tạm giữ, tạm giam... gia đình bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến thủ trưởng cơ quan điều tra.
Thứ tư: Về việc học tập của em bạn nếu bị kết án, toà án là cơ quan có thẩm quyền đưa ra phán quyết em bạn có phạm tội hay không và sẽ xem xét, căn cứ vào tính chất hành vi phạm tội, đặc điểm về nhân thân… để quyết định trách nhiệm hình sự của người phạm tôi:
- Tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: “Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì toà áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 BLTTHS (Giáo dục tại xã phường thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng)”. Tại trường giáo dưỡng em bạn sẽ được học tập theo quy định.
- Nếu trong trường hợp phải chấp hành hình phạt tù, thì tại điều 308 BLTTHS đã quy định: “ Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định…; Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù”. Như vậy, trong khi chấp hành hình phạt tù em bạn vẫn được học văn hoá hoặc học nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?