Điều kiện để được mở Văn phòng Thừa phát lại
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp để trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại; Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại (trong đó nêu rõ: sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, gồm số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện).
Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.
Tổ chức văn phòng Thừa phát lại gồm: Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại;
Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại; Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định.
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 10 của Nghị định này và phải có trình độ từ Trung cấp Luật trở lên; Nhân viên kế toán; Nhân viên hành chính khác (nếu có). Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?
- Đại hội thành viên bất thường của Hợp tác xã được triệu tập trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?