Chữ ký điện tử khác gì chữ ký thường?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lôgíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Có thể hiểu đơn giản chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm theo dữ liệu điện tử nhằm mục đích xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Hiện nay, thuật ngữ “chữ ký số” cũng thường được sử dụng thay thế cho “chữ ký điện tử” mặc dù không hoàn toàn đồng nghĩa. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 106/2011/NĐ-CP), "chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác: a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa; b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây: Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn.
Chữ ký điện tử (chữ ký số) hiện nay chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch với cơ quan thuế, hải quan,…
Để sở hữu và sử dụng chữ ký điện tử (chữ ký số) thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần liên hệ với nhà cung cấp chữ ký điện tử (chữ ký số) để yêu cầu cung cấp sử dụng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?