Tự ý cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của mình bị xử lý thế nào?
Trong trường hợp em trai có hành vi bạn lấy chiếc xe không thuộc quyền sở hữu của mình để cầm cố khi không có giấy tờ đăng ký xe và sự đồng ý của chủ sở hữu chiếc xe có thể cấu thành tội phạm hình sự. Phụ thuộc vào hành vi cụ thể, em trai bạn có thể phạm một trong các tội phạm sau:
- Căn cứ Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Như vậy, nếu em trai bạn có hành vi mượn hoặc thuê chiếc xe đang thuộc quyền quản lý của bạn sau đó tự ý chiếm đoạt tài sản, mang đi cầm cố mà không được sự đồng ý của bạn thì có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999.
Nếu trường hợp em trai bạn có hành vi lén lút, trộm cắp chiếc xe đang thuộc quyền quản lý của bạn sau đó mang đi cầm cố thì có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội trộm cắp theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 1999.
Như vậy, tuỳ thuộc vào quá trình thực hiện hành vi của em trai bạn mà có thể cấu thành tội phạm hình sự về một trong các tội nêu trên.
Theo thông tin bạn cung cấp, giấy tờ đăng ký chiếc xe này đứng tên công ty, như vậy chủ sở hữu của chiếc xe là công ty. Việc bạn có trách nhiệm liên quan hay không phụ thuộc vào điều khoản đã giao kết trong hợp đồng giữa bạn và công ty. Nếu trong hợp đồng có giao kết về trách nhiệm của bạn khi xảy ra sự cố đối với chiếc xe thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi tự ý cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của mình. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?