Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo quy định trên, bên nào có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại; trừ một số trường hợp ngay cả khi không có lỗi cũng phải bồi thường như: thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, người bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có đi xe máy đèo 1 cháu đi trên đường, khi đang rẽ trái có xi nhan nhưng vào phần đường vạch liền không được rẽ, khi đi sang gần hết phần đường này có 1 xe ô tô đi ngược chiều đâm vuông góc vào đuôi xe máy của bạn, gây ra tai nạn cho bạn. Nay bạn muốn yêu cầu người đi xe ô tô bồi thường cho bạn tuy nhiên phải xác định mức độ lỗi của các bên thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Nên sẽ chia các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Thiệt hại xảy ra do lỗi của người đi xe ô tô thì người lái xe ô tô phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.
- Trường hợp 2: Thiệt hại xảy ra do lỗi của bên bạn, do đi vào phần đường không được rẽ thì bạn phải tự chiệu toàn bộ trách nhiệm.
- Trường hợp 3: Thiệt hại xảy ra do 2 bên cùng có lỗi thì 2 bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình.
- Trường hợp 4: Thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tức có nghĩa hoàn toàn do chiếc xe ô tô bị mất thắng, mất phanh,... tự lao vào xe của bạn thì người điều khiển xe ô tô phải bồi thường cho bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?
- Hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2024 của doanh nghiệp nhà nước là ngày nào?
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nào?