Chồng ngoại tình, khi ly hôn vợ có được quyền nuôi cả 2 con?
Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình 2014 về quyền nuôi con sau ly hôn quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Hai vợ chồng bạn đã không thống nhất được về quyền nuôi con nên Tòa án sẽ xem xét các khả năng để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con. Con bạn đã 8 tuổi, Tòa cũng xem xét đến ý kiến của con bạn khi quyết định giao con cho bố hay mẹ nuôi nhưng trên cơ sở tiên quyết là phải đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Quyền lợi này bao gồm cả quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần:
Các yếu tố vật chất bao gồm: Điều kiện kinh tế vững vàng ổn định, gia cảnh nhà cửa, tài sản tích lũy... Các yếu tố tinh thần bao gồm: Thời gian dành để chăm sóc, giáo dục con, điều kiện cho con vui chơi giải trí...
Ngoài ra, nếu bạn chứng minh được về phía chồng bạn không có đủ khả năng đảm bảo quyền lợi cho con cả về vật chất lẫn tinh thần thi đó là một lợi thế. Những yếu tố đó có thể là một thói quen xấu của chồng bạn (nghiện ngập, rượu chè...) có thể ảnh hưởng không tốt đến con; có tiền sử bạo hành, không dành đủ tình yêu thương cho con, có những mối quan hệ tình cảm không rõ ràng, vi phạm pháp luật, là gương xấu cho con...
Nếu có chứng cứ chứng minh chồng bạn ngoại tình, có khả năng chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, Khoản 1, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP với mức phạt 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì có thể chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 với hình phạt có thể lên đến 01 năm tù
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
Việc chồng bạn ngoại tình, không quan tâm đến con, thường xuyên đi lâu không về nhà, không gần gũi cũng không dành tình cảm cho các con là một lợi thế cho bạn trong quá trình giành quyền ly hôn; ngoài ra bạn phải đảm bảo sẽ dành mọi điều kiện vật chất, tinh thần tốt nhất cho con để tòa có đủ căn cứ giao quyền nuôi con cho bạn. Chúc bạn thành công./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?