Chồng đi ở với người khác, vợ phải làm sao?
Trường hợp thứ nhất là vợ chồng chị H. đã đăng ký kết hôn. Khi hai anh chị đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, mà chồng chị lại ra ngoài chung sống với người phụ nữ khác, thì hành vi này đã vi phạm chế độ một vợ một chồng mà pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ.
Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, để xử lý được hành vi này, chị phải chứng minh được hành vi chung sống của chồng chị với người khác, ví dụ như: giữa hai người họ có con chung; họ chung sống sinh hoạt với nhau và được hàng xóm, xã hội xung quanh xác nhận là sống như vợ chồng…
Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Theo đó phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:
“Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác” hoặc “Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.
“Như vậy, chỉ cần chị có được chứng cứ, bạn có thể gửi đơn tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân dân cấp xã để yêu cầu xử phạt việc chung sống trái pháp luật của chồng bạn, đồng thời buộc chồng bạn chấm dứt hành vi” — Luật sư Kiên tư vấn.
Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chồng chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Như vậy, nếu như chồng bạn đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn không chấm dứt hành vi chung sống trái pháp luật thì bạn có thể gửi Đơn tố cáo đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi chồng chị và người phụ nữ đó đang sống chung.
Trong trường hợp thứ hai, chị và chồng tổ chức đám cưới tuy nhiên không đăng ký kết hôn, thì do hai anh chị không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn nên không làm phát sinh quan hệ vợ chồng hợp pháp. Vì vậy, pháp luật sẽ không thể bảo vệ quan hệ hôn nhân của anh chị.
Hiện nay, chồng chị chung sống với người khác thì chị chỉ có thể dựa trên cơ sở tình cảm để khuyên chồng chị trở về. “Trong trường hợp này, chị có thể nhờ bố mẹ chồng, gia đình bên chồng tác động; khuyên chồng trở về vì chị đang mang thai, giữa hai người sắp có con chung...
Sau đó, hai anh chị nên tới Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký kết hôn, duy trì quan hệ hôn nhân lâu dài, bền vững, tránh những rủi ro không đáng có và để pháp luật bảo vệ quan hệ hôn nhân của anh chị”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?