Chuyển tiền cho bạn gái qua ngân hàng, đòi lại được không?
Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Pháp luật không có quy định riêng bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tiền cho nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS), hợp đồng vay không nhất thiết phải được lập thành văn bản mà có thể được giao kết bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó dù việc vay tiền giữa bạn và vợ chồng người dì của B không được lập thành văn bản, không có giấy nợ nhưng nếu các bên cùng thừa nhận có việc vay nợ thì vẫn có căn cứ để đòi lại tiền.
Qua nội dung bạn trình bày không cho biết bạn đã liên hệ với vợ chồng người dì của B để yêu cầu trả số tiền 240 triệu nói trên chưa nên không rõ họ có thừa nhận giao dịch vay tiền và đồng ý trả nợ hay không? Nếu họ thừa nhận về giao dịch vay tiền, giữa các bên không xác lập hợp đồng vay, thời hạn trả và lãi suất. Do đó giao kết vay nợ giữa bạn và người vay được xác định là hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi – được quy định tại Điều 477 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
“Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
…”
Theo đó bạn có quyền báo trước cho họ một thời gian hợp lý yêu cầu họ trả lại tiền đã vay.
Trường hợp họ không thừa nhận đã vay tiền của bạn thì bạn cần phải tập hợp chứng cứ để chứng minh là giữa bạn và họ có giao dịch vay tiền. Lúc này, giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng với nội dung “chuyển tiền mặt” chưa đủ để chứng minh số tiền bạn chuyển vào tài khoản của họ nhằm mục đích cho vay. Do đó bạn cần có thêm những chứng cứ khác chẳng hạn như tin nhắn điện thoại, băng ghi âm, ghi hình với nội dung các bên thỏa thuận với nhau về việc vay – cho vay tiền, thỏa thuận trả tiền, hoặc lời khai của người làm chứng, người biết về giao dịch này (chị B)… để chứng minh rằng việc bạn chuyển tiền vào tài khoản của vợ chồng người dì của bạn gái cũ là nhằm mục đích cho vay.
Tóm lại nếu có những chứng cứ nêu trên, bạn có thể nộp đơn khởi kiện kèm theo những chứng cứ có được đến tòa án nhân dân nơi vợ chồng người dì kia cư trú hoặc làm việc để yêu cầu trả nợ.
Ngược lại về phía vợ chồng người vay tiền, mặc dù không có hợp đồng vay tuy nhiêngiấy nộp tiền vào tài khoản đã thể hiện rõ việc bạn chuyển tiền vào tài khoản của họ là có thật. Việc chuyển tiền vào tài khoản có thể là chuyển tiền vay; chuyển tiền để cho, tặng; hoặc là thanh toán cho cho việc thực hiện một nghĩa vụ/ một công việc nào đó… Theo đó nếu họ không thừa nhận số tiền bạn chuyển vào tài khoản là tiền bạn cho vay, thì phải đưa ra được căn cứ chứng minh lý do bạn chuyển tiền và họ đã nhận số tiền đó…
Như vậy chỉ với giấy nộp tiền vào tài khoản bạn không có căn cứ vững chắc để đòi lại tiền mà cần phải có thêm những chứng cứ khác. Bạn có thể dựa vào những phân tích và hướng dẫn trình bày ở trên để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho mình.
Ngoài ra, để hiểu thêm về các quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ, xác định chứng cứ và việc giao nộp tài liệu, chứng cứ, bạn có thể tham khảo thêm quy định tại các Điều 93, 94,95, 96 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
Mong rằng nội dung tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?