Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của VIETNAM AIRLINES
Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của VIETNAM AIRLINES được quy định tại Điều 11 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 183/2013/NĐ-CP như sau:
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
2. Kinh doanh những ngành, nghề, lĩnh vực quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và ngoài nước và ký kết hợp đồng; quyết định việc phối hợp các nguồn lực, hợp tác kinh doanh của VIETNAM AIRLINES và các doanh nghiệp khác theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ của VIETNAM AIRLINES, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá.
5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác có liên quan; sử dụng vốn, tài sản của VIETNAM AIRLINES để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Sử dụng phần vốn nhà nước thu từ cổ phần hóa, nhượng bán một phần hoặc toàn bộ vốn mà VIETNAM AIRLINES đã đầu tư ở đơn vị trực thuộc, công ty con hoặc công ty liên kết theo quy định của pháp luật.
7. Các đơn vị thành viên của VIETNAM AIRLINES được tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho VIETNAM AIRLINES thuộc các lĩnh vực đặc thù sau: Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay; Cung ứng suất ăn; Dịch vụ phục vụ mặt đất; Dịch vụ thuộc dây chuyền vận tải hàng không sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
8. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
9. Quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương; thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc của VIETNAM AIRLINES ở trong và ngoài nước sau khi được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương.
10. Quyết định góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của VIETNAM AIRLINES tại các doanh nghiệp khác; tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết sau khi được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương.
11. Quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác theo quy định của pháp luật.
12. Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động; bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động; lựa chọn hình thức trả lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh và các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, tiền công.
13. Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật.
14. Có các quyền về sử dụng thương hiệu, biểu tượng, sản xuất, kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện quyền khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của VIETNAM AIRLINES. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 183/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?