Chuyển công tác có được bảo lưu mức lương?
Tại Điểm a Khoản 9 Mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và chuyển công tác, quy định việc xếp lương đối với trường hợp chuyển công tác từ doanh nghiệp nhà nước vào làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp Nhà nước như sau:
Căn cứ vào hệ số lương theo chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác (gọi là hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Mục I Thông tư 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ (còn hiệu lực đến ngày 14/2/2013) quy định: Đối với trường hợp khi được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã có thời gian công tác liên tục có đóng bảo hiểm xã hội trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước hoặc trước đây là cán bộ, công chức sau đó chuyển ra làm ở các khu vực khác ngoài nhà nước, nay được tuyển dụng và bố trí làm việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì quá trình công tác có đóng bảo hiểm xã hội được xem xét để làm cơ sở xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí được tuyển dụng.
Trường hợp bà Trần Thị Hoài Anh được tuyển dụng vào viên chức thông qua hình thức thi tuyển, ký hợp đồng làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo trình bày của bà Hoài Anh, bà đã có thời gian 10 năm làm việc, đóng bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu), với chuyên môn nghiệp vụ biên tập viên phù hợp vị trí được tuyển dụng vào viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.
Tuy nhiên, trường hợp của bà Hoài Anh không phải là trường hợp viên chức doanh nghiệp Nhà nước chuyển công tác sang đơn vị sự nghiệp công lập theo sự điều động, luân chuyển của cơ quan chủ quản, mà là trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp để thi tuyển vào viên chức ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển dụng, yêu cầu của vị trí tuyển dụng và quỹ tiền lương được duyệt, bà Hoài Anh được xếp lương tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng và trình độ đào tạo. Do bà Hoài Anh có trình độ thạc sỹ, đã có thời gian làm việc đúng chuyên môn nghiệp vụ và thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội lớn hơn thời gian tập sự, nên bà được Nhà trường cho miễn chế độ tập sự viên chức, được hưởng ngay 100% bậc 2/9, hệ số 2,67 ở thang lương viên chức loại A1, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ là có cơ sở, phù hợp với quy định về tuyển dụng vào viên chức qua hình thức thi tuyển.
Với quá trình làm việc, đóng bảo hiểm xã hội 10 năm tại doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu, bà Hoài Anh cũng có thể làm đơn trình bày nguyện vọng gửi Hiệu trưởng nhà trường xem xét áp dụng quy định tại khoản 2, Mục I Thông tư 04/2007/TT-BNV nêu trên. Hiệu trưởng Nhà trường báo cáo đề xuất với cơ quan quản lý viên chức, nếu được chấp thuận, có thể bà Hoài Anh sẽ được vận dụng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV để xếp lương theo hệ số lương bằng hệ số lương 3,33 đã được hưởng tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?