Người khuyết tật được nhận trợ cấp hàng tháng bao nhiêu tiền?
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chính sách để chăm lo cho người khuyết tật.
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm người khuyết tật đặc biệt nặng (trừ trường hợp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội) và người khuyết tật nặng.
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010, đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm: gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người khuyết tật nặng là trẻ em.
Theo Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012, người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nhân với hệ số.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội là 270.000 đồng.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng: hệ số hai (2,0);
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em: hệ số số hai phẩy năm (2,5);
- Người khuyết tật nặng: hệ số một phẩy năm (1,5);
- Người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em: hệ số hai (2,0)
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?