Đổi tiền lẻ kiếm lời có thể bị phạt 40 triệu đồng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch là hành vi bị cấm.
Bên cạnh đó, ngày 20/10/2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản số 4237/BVHTTDL-VHCS đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương thực hiện tốt các hoạt động lễ hội năm 2017. Cụ thể:
- Kiên quyết không được để xảy ra tình trạng đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong lễ hội, cờ bạc, ăn xin, hoạt động mê tín dị đoan, chen lấn, tranh cướp.
- Dừng những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.
- Không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm quy định về nếp sống văn minh.
- Không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.
- Có phương án quản lý hòm công đức; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự.
Với những người vi phạm quy định về hoạt động đổi tiền có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng với việc đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?