Thủ tục đòi người khác trả lại tài sản chiếm giữ
Theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với những quy định trên, nếu bạn có đủ bằng chứng chứng minh chiếc điện thoại mà người khác đang nắm giữ là của bạn thì bạn cần thông báo cho cơ quan công an nơi bạn mất điện thoại các thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ…) của người đó và đề nghị cơ quan này điều tra làm rõ. Kết quả điều tra sẽ có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất, người đang chiếm hữu chính là đối tượng đã trộm cắp điện thoại của bạn thì cơ quan công an có thể khởi tố anh ta về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự. Khi xét xử vụ án, tòa án sẽ tuyên trả lại điện thoại cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn có yêu cầu, tòa án còn tuyên buộc người này phải bồi thường thiệt hại cho bạn (nếu có).
Trường hợp chiếc điện thoại có giá trị dưới 2 triệu đồng hoặc không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 138 nêu trên mà không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan công an sẽ ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản, đồng thời cơ quan công an có trách nhiệm thu hồi chiếc điện thoại và trả lại cho bạn.
Trường hợp thứ hai, cơ quan công an không điều tra được đối tượng đã trộm cắp tài sản nhưng có đủ bằng chứng chứng tỏ người đang chiếm giữ điện thoại của bạn có được tài sản này thông qua hợp đồng (ví dụ như mua được của người khác) nhưng người đó không biết đó là tài sản do người khác phạm tội mà có, thuộc trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự, thì theo quy định tại Điều 256 và Điều 257, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án buộc anh ta phải trả lại tài sản cho bạn.
Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện, bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ Hộ khẩu của người khởi kiện, các chứng cứ chứng minh quyền sở hữu như Hóa đơn mua hàng, Phiếu xuất kho, Giấy bảo hành… và các kết luật hoặc xác nhận của cơ quan công an về kết quả giải quyết vụ việc (nếu có).
Đối với người chiếm hữu tài sản của bạn, nếu họ cũng không biết đây là tài sản do người khác phạm tội mà có thì họ cũng có quyền khởi kiện người đã bán điện thoại phải trả lại tiền mà họ đã thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?