Có được khấu trừ thuế trong đánh thuế hai lần tại Việt Nam với các nước khác?
Về vấn đề chị nêu thì đây là việc áp dụng quy định pháp luật của Thái Lan, không phải quy định của Việt Nam. Nội dung này, tốt nhất là chị nên liên hệ lại với khách hàng của công ty chị, đề nghị kiểm tra lại quy định về áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần ở Thái Lan và thực hiện theo quy định để không kê khai nộp thuế ở Thái Lan (nếu đủ điều kiện áp dụng hiệp định để không tính thuế tại Thái Lan).
Còn về thuế TNDN của khoản tiền này thì theo quy định của hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Thái Lan, cũng như các nguyên tắc áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần thì nếu công ty chị đã nộp thuế TNDN ở Thái Lan thì công ty chị sẽ được khấu trừ phần thuế phải nộp này khi tính thuế TNDN tại Việt Nam theo Điều 48 Thông tư 205/2013/TT-BTC quy định như sau:
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Việc khấu trừ thuế thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:
a) Thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là sắc thuế được quy định tại Hiệp định;
b) Số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam nhưng cũng không được khấu trừ hoặc hoàn số thuế đã nộp cao hơn ở nước ngoài;
c) Số thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là số thuế phát sinh trong thời gian thuộc năm tính thuế tại Việt Nam.
Ví dụ 68: Ông A là một công dân Lào và là đối tượng cư trú của Việt Nam trong năm 2011. Trong năm 2011, ông A có thu nhập tính thuế từ làm công 8 tháng tại Việt Nam là 40.000.000 đồng và 4 tháng (giai đoạn từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2011) tại nước Lào là 80.000.000 đồng. Năm tính thuế của Lào từ ngày 01/10 đến ngày 30/9 năm sau. Theo quy định của Hiệp định giữa Việt Nam và Lào (Khoản 1, Điều 15: Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc) ông A phải nộp thuế tại Lào đối với thu nhập có được từ nước này với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước này (20%). Giả sử ngoài các thu nhập vừa nêu, ông A không có các nguồn thu nhập nào khác. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của ông A ở Việt Nam như sau:
- Xác định thu nhập tính thuế của ông A trong năm tính thuế 2011 (theo pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam):
(40.000.000 đồng + 80.000.000 đồng) = 120.000.000 đồng
- Xác định thuế thu nhập của ông A trong năm tính thuế 2011 (theo pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam):
(60.000.000 đồng x 5% + 60.000.000 đồng x 10%) = 9.000.000 đồng
- Số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế của Lào):
80.000.000 đồng x 20% = 16.000.000 đồng
- Số thuế tính theo pháp luật Việt Nam trên thu nhập phát sinh tại nước Lào:
9.000.000 đồng : 12 tháng x 4 tháng = 3.000.000 đồng
Vậy ông A chỉ được khấu trừ 3.000.000 đồng trên tổng số thuế 16.000.000 đồng đã nộp trên 80.000.000 đồng thu nhập tiền công phát sinh tại Lào.
Ví dụ 69: Công ty V của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại Lào. Trong năm 2010, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Hiệp định giữa Việt Nam và Lào (Khoản 1, Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp), Công ty V có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo Luật thuế Lào đối với số thu nhập được xác định của cơ sở thường trú này (thuế suất 20%). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của Công ty V ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):
100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ
- Số thuế còn phải nộp tại Việt Nam:
25.000 đô la Mỹ - 20.000 đô la Mỹ = 5.000 đô la Mỹ
Ví dụ 70: Cũng với Ví dụ 69 nêu trên, giả sử Công ty V là công ty liên doanh và được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 10%. Khi đó, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của Công ty V ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):
100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 10% = 10.000 đô la Mỹ
- Số thuế tối đa được khấu trừ tại Việt Nam: 10.000 đô la Mỹ
Trong trường hợp này, Công ty V được khấu trừ 10.000 đô la Mỹ trong tổng số 20.000 đô la Mỹ tiền thuế đã nộp tại Lào. Phần chênh lệch 10.000 đô la Mỹ (20.000 đô la Mỹ - 10.000 đô la Mỹ) không được khấu trừ vào số thuế thu nhập đối với thu nhập từ trong nước (nếu có) của Công ty V và cũng không được chuyển sang năm sau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Thư Viện Pháp Luật. Để hiểu rõ hơn về điều này chị có thể tham khảo thêm tại Thông tư 205/2013/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?