Phá hoại gia đình người khác bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì hành vi của anh B và chị A không thuộc các trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính.
Do vậy, để hạn chế, khắc phục hành vi này chủ yếu dự trên sự hòa giải, động viên từ gia đình. Chỉ khi nào hành vi này đến mức độ như
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; thì mới có thể xử phạt vi phạm hành chính.
Còn việc ly hôn, nếu chị A đơn phương ly hôn, khi thụ lý bên Tòa án cũng thực hiện các biện pháp hòa giải giữa các bên. Nhưng nếu việc hòa giải không thành thì có thể xử lý ly hôn theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?