Các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ quân sự
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình
Để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, người phạm tội có nhiều thủ đoạn khá nhau, trong đó có thủ đoạn tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình ( tự thương)
Người phạm tội tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình cũng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chặt đứt ngón trỏ của bàn tay phải, uống thuốc làm cho mắt giảm thị lực v.v.. Tuy điều luật không quy định thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình có tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm ( %), nhưng thực tiễn cho thấy thương tích hoặc tổn hại sức khỏe phải tời mức không đủ điều kiện nhập ngũ, không đủ điều kiện huấn luyện theo quy định của cơ quan quân sự. Ví dụ: Vũ Xuân K đã đủ 17 tuổi, chỉ học hết lớp 9 phổ thông, không có nghề nghiệp, đã có lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe, nhưng K đã chặt đứt ngón tay trỏ của bàn tay phải đê trốn tránh việc nhập ngũ.
Tuy nhiên, nếu người phạm tội đã tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình và họ cho rằng như vậy thì không phải nhập ngũ, không phải tập trung huấn luyện, nhưng cơ quan y tế vẫn xác định họ có đủ sức khỏe nhập ngũ, đủ sức khỏe huấn luyện thì người phạm tội vẫn bị coi là phạm tội trong trường hợp tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khẻo của mình. Ví dụ: Đỗ Văn M 17 tuổi, nhận được lệnh khám nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe. Trước khi đi khám sức khỏe, M đã lấy bột ớt xát vào mắt để đánh lừa cơ quan y tế, nhưng khi M khám sức khỏe, bác sỹ phát hiện M xát ớt vào mắt nên vẫn kết luận m đủ sức khỏe nhập ngũ.
b) Phạm tội trong thời chiến
Phạm tội trong thời chiến là trường hợp phạm tội trong thời gian đất nước đang có chiến tranh mà người phạm tội đã có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Việc xác định đất nước đang có chiến tranh phải căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ quốc hội và được Chủ tịch nước công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp.
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến được coi là nghiêm trọng hơn thời bình, điều này thì ai cũng biết vì trong thời chiến, việc huy động sức người, sức của cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu và vô cùng quan trọng.
c) Lôi kéo người khác phạm tội
Lôi kéo người khác phạm tội là trường hợp một người không chỉ có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, mà còn rủ rê, vận động, kích động hoặc dùng thủ đoạn khác để tác động người khác cùng trốn tránh nghĩa vụ quân sự với mình. Người bị lôi kéo có thể nghe theo người lôi kéo nhưng cũng có thể họ không nghe, nhưng người đã có hành vi lôi kéo vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này với tình tiết “ lôi kéo người khác phạm tội”
Trong trường hợp phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có tổ chức, thì người có hành vi lôi kéo có thể không trực tiếp thực hiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà chỉ giữ vai trò tổ chức, lôi kéo người khác trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 259 thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới 1 năm tù, nhưng không được dưới 3 tháng tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến năm năm tù. Việc cho người phạm tội hưởng án treo phải rất nghiêm trọng, vì khoản 2 Điều 259 là tội phạm nghiêm trọng, nhất là đối với người phạm tội trong thời chiến thì không nên cho hưởng án treo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?