Những trường hợp nào bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ?

Những trường hợp nào bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề di sản. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Những trường hợp nào bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Anh (anh***@gmail.com)

Những trường hợp bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi như sau:

a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;

b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những trường hợp bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2010/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

134 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào