Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 89/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó:
1. Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp quy định tại Nghị định này là tiếng Việt. Các bên liên quan đến quá trình điều tra theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Chống trợ cấp (sau đây gọi là các bên liên quan) có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
2. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các bên liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, được quy định tại Nghị định 89/2005/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thông tư 19 2025 TT BQP có hiệu lực từ khi nào?
- Trẻ em có phải là người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo vệ quyền lợi không?
- Chi tiết lịch nghỉ lễ 30 4 1 5 năm 2025 ngân hàng?
- Thẻ Công chứng viên có được cho người khác mượn để sử dụng không?
- Người lao động chưa thành niên là gì? Có cấm sử dụng người lao động chưa thành niên hay không?