Quyền của nhà tư vấn
Quyền của nhà tư vấn được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn, theo đó:
1. Tham dự bình đẳng các cuộc tuyển chọn hoặc đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
2. Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.
3. Thu phí tư vấn theo thoả thuận trong hợp đồng tư vấn.
4. Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
5. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng tư vấn.
6. Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng tư vấn.
7. Tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tư vấn.
8. Thành lập tổ chức tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
9. Tham gia các hiệp hội tư vấn trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quyền của nhà tư vấn, được quy định tại Nghị định 87/2002/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?