Sửa chữa tác phẩm có bị coi là hành vi xâm phạm trong mọi trường hợp?
Tại Khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.” Đây là một trong những quyền nhân thân của tác giả để bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Nên, việc sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Bởi, những hành vi này cũng sẽ làm thay đổi ít nhiều về ý tưởng sáng tạo của tác giả.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp sửa chữa, cắt xén tác phẩm đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 22 Nghị Định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, như sau:
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại Khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả;
Do đó, đối với trường hợp có thỏa thuận và được sự đồng ý của tác giả thì sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Như vậy, trong trường hợp trên việc người bạn đó sửa chữa tác phẩm của bạn mà bạn đã đồng ý và có sự thỏa thuận giữa hai bên thì không vi phạm quyền tác giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?