Quan hệ giữa EVN với các công ty con do EVN giữ quyền chi phối được quy định như thế nào?
Quan hệ giữa EVN với các công ty con do EVN giữ quyền chi phối được quy định tại Điều 66 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 205/2013/NĐ-CP như sau:
1. EVN có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh đối với các công ty con do EVN giữ cổ phần, vốn góp chi phối (sau đây gọi là công ty bị chi phối) theo quy định pháp luật và Điều lệ của công ty bị chi phối. Hội đồng thành viên EVN trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh thông qua Người đại diện tại công ty bị chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty bị chi phối;
b) Quyết định cử, thay đổi, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích của Người đại diện;
c) Yêu cầu Người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác của công ty bị chi phối;
d) Giao nhiệm vụ và yêu cầu Người đại diện xin ý kiến về những vấn đề quan trọng trước khi biểu quyết tại công ty bị chi phối; báo cáo việc sử dụng quyền của cổ đông, thành viên góp vốn chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của EVN và của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của EVN ở công ty bị chi phối;
e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào công ty bị chi phối;
g) Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào công ty bị chi phối.
2. Trong quan hệ với công ty bị chi phối, Tổng giám đốc EVN có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ do Người đại diện báo cáo để trình Hội đồng thành viên EVN xem xét, thông qua hoặc quyết định;
b) Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát Người đại diện thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên EVN đối với công ty bị chi phối;
c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất kinh doanh của công ty bị chi phối.
3. Công ty bị chi phối có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và các quy định sau:
a) Có quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với EVN và các doanh nghiệp thành viên; được EVN giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh với EVN; được EVN cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung theo thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên và quy định pháp luật có liên quan;
b) Có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận chung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, các cam kết hợp đồng với EVN và doanh nghiệp thành viên; triển khai thực hiện các quyết định hợp pháp của EVN với tư cách thực hiện quyền chi phối đối với công ty bị chi phối.
Trên đây là quy định về Quan hệ giữa EVN với các công ty con do EVN giữ quyền chi phối. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 205/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?