Thủ tục thay đổi họ cho con ngoài giá thú theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có thể thay đổi họ cho con bạn để cháu được mang họ cha đẻ khi làm thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Do bạn không nói rõ cha đẻ cháu bé là công dân Việt Nam hay người nước ngoài nên chúng tôi trả lời theo trường hợp chung và không có yếu tố nước ngoài như sau:
Trước hết, vì bạn có đăng ký kết hôn với chồng cũ, nên theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con bạn được pháp luật mặc nhiên quy định là con chung của bạn và chồng bạn. Do vậy, khi đăng ký khai sinh cho cháu, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ ghi đầy đủ cả phần khai về cha và phần khai về mẹ, trong đó phần khai về cha đứa trẻ có ghi tên chồng bạn. Trường hợp này nếu bạn muốn trong giấy khai sinh của con bạn không còn tên người cha đã ghi trong giấy khai sinh trước đây với lý do người cha đó không phải là cha đẻ của con bạn thì phải có những giấy tờ liên quan làm cơ sở cho việc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chấp nhận, Ví dụ: bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật xác định người cha đó không phải là cha đẻ của con bạn (có nghĩa là bạn phải gửi Đơn kèm theo chứng cứ lên Tòa án cấp huyện nơi đang cư trú để Tòa án xem xét và ra Quyết định xác định con bạn không phải là con của chồng bạn nếu căn cứ rõ ràng).
Trường hợp cháu là con chưa thành niên, bạn và cha đẻ của con bạn có thể trực tiếp làm thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn và cháu bé đang cư trú hoặc nơi cha đẻ của cháu đang cư trú theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về đăng ký và quản lý hộ tịch, cụ thể là:
“Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.”.
Sau khi có Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, bạn phải làm thủ tục cải chính hộ tịch để thay đổi tên cha đẻ của cháu và thay đổi họ cho cháu sang họ của cha đẻ. Nếu con bạn dưới 14 tuổi thì thẩm quyền giải quyết việc thay đổi nội dung trong giấy khai sinh cho con bạn như nêu trên thuộc UBND xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký khai sinh trước đây cho con bạn; nếu con bạn từ đủ 14 tuổi trở lên thì thẩm quyền này thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Về thủ tục, nếu con bạn chưa đủ 18 tuổi thì người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch cho con là bạn hoặc cha đẻ của cháu. Bạn phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính giấy khai sinh của con bạn và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho con bạn.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho bạn một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch (nếu cần thiết bạn có thể xin cấp thêm bản sao Quyết định này).
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh của con bạn.
Trên đây là tư vấn về thủ tục thay đổi họ cho con ngoài giá thú. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?