Quy trình phân tích, đánh giá hiện trạng trong dự báo, cảnh báo hạn hán được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT thì quy trình phân tích, đánh giá hiện trạng trong dự báo, cảnh báo hạn hán được quy định như sau:
a) Phân tích diễn biến thời tiết:
a1) Thống kê diễn biến các hình thế thời tiết gây không mưa hoặc ít mưa kéo dài ảnh hưởng đến khu vực dự báo;
a2) Thống kê, đánh giá sự thiếu hụt tổng lượng mưa khu vực dự báo so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, hoặc một năm tương tự trong quá khứ.
b) Phân tích diễn biến thủy văn:
b1) Thống kê diễn biến mực nước, lưu lượng trên các sông, thuộc lưu vực, khu vực dự báo;
b2) Nhận xét sự ảnh hưởng vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đến dòng chảy trên các sông thuộc lưu vực, khu vực dự báo;
b3) Thống kê, đánh giá sự thiếu hụt, suy giảm tổng lượng nước trên lưu vực, khu vực dự báo trong 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng trước, hoặc 1 thời khoảng được yêu cầu.
Quy trình phân tích, đánh giá hiện trạng trong dự báo, cảnh báo hạn hán được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?