Việc phân tích, đánh giá hiện trạng để dự báo, cảnh báo nắng nóng được thực hiện như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT thì việc phân tích, đánh giá hiện trạng để dự báo, cảnh báo nắng nóng được thực hiện như sau:
a) Đánh giá, phân tích nhận dạng sự hoạt động của các hình thế thời tiết gây nắng nóng sau:
a1) Áp thấp nóng phía Tây bị đẩy xuống phía nam bởi tác động của không khí lạnh;
a2) Áp thấp nóng phía Tây phát triển trên khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ;
a3) Áp cao cận nhiệt đới;
a4) Gió Tây Nam tầng thấp kết hợp áp cao cận nhiệt đới trên cao.
b) Xác định cường độ nắng nóng qua yếu tố nhiệt độ cao nhất và độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày.
c) Xác định phạm vi nắng nóng.
d) Xác định diễn biến nắng nóng qua cường độ và phạm vi trong khoảng 24 đến 48 giờ trước.
Việc phân tích, đánh giá hiện trạng để dự báo, cảnh báo nắng nóng được thực hiện theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?