Chuyển hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền với đối tượng bị bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng
Chuyển hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền với đối tượng bị bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó:
1. Khi có căn cứ xác định người bị bắt, tạm giữ không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Đồn trưởng làm văn bản đề nghị Cơ quan Điều tra có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, vật chứng và người bị bắt, tạm giữ đồng thời thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đồn Biên phòng đóng quân biết.
2. Việc giao nhận hồ sơ, vật chứng và người bị bắt, tạm giữ phải được lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Trường hợp Đồn trưởng đồn Biên phòng khởi tố vụ án hình sự, việc chuyển hồ sơ vụ án để điều tra theo thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật liên quan.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chuyển hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền với đối tượng bị bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng, được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Lịch thi HSA 2025 Hà Nội đợt thi 501, 502, 503, 504 chi tiết?
- Ngày 17 tháng 1 năm 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương?