Việc quản lý tạm giữ hình sự tại đồn Biên phòng

Tôi tên là Nguyễn Thị Lài, SĐT: 01689***, tôi muốn hỏi: Việc quản lý tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng được quy định như thế nào? Bố tôi đang công tác tại một đơn vị đồn Biên phòng. Nơi bố tôi công tác thường xuyên có các loại tội phạm về ma túy, buôn bán hàng lậu do đó bố tôi rất quan tâm tới các quy định về việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng. Mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm chúng tôi thắc mắc trên. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

Việc quản lý tạm giữ hình sự tại đồn Biên phòng được hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó:

1. Đồn trưởng trực tiếp quản lý buồng tạm giữ hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn: Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động tạm giữ; thực hiện việc tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ; giao người bị tạm giữ cho cơ quan có thẩm quyền; tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc tạm giữ phải bố trí theo khu vực, phân loại người bị tạm giữ theo quy định. Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ và phải được tổ chức canh gác, bảo vệ an toàn trong quá trình tạm giữ. Việc trích xuất, dẫn giải người bị tạm giữ phải có lệnh, việc bàn giao người bị tạm giữ phải được lập biên bản theo quy định của pháp luật.

3. Đồn trưởng giao cho một cán bộ lập và quản lý hồ sơ tạm giữ gồm các tài liệu có liên quan đến việc bắt và tạm giữ hình sự.

Hồ sơ tạm giữ phải có: Lệnh bắt (hoặc quyết định truy nã, biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản tiếp nhận người đầu thú, tự thú...); quyết định tạm giữ; biên bản giao, nhận người bị bắt; quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát (trường hợp bắt khẩn cấp và gia hạn tạm giữ); biên bản kiểm tra dấu vết trên thân thể, ghi nhận tình trạng sức khỏe; nhật ký theo dõi quá trình tạm giữ; lệnh trích xuất; biên bản bàn giao khi chuyển người bị tạm giữ cho cơ quan khác; quyết định trả tự do hoặc thay đổi quyết định tạm giữ; các văn bản của Viện kiểm sát thể hiện kiểm sát việc tạm giữ và các văn bản liên quan khác (nếu có).

Tài liệu trong hồ sơ phải được đánh số thứ tự, có bản thống kê kèm theo và được quản lý cùng với các loại sổ sách theo dõi thủ tục, chế độ tạm giữ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về việc quản lý tạm giữ hình sự tại đồn Biên phòng, được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào