Viên chức chấm dứt làm việc tại cơ sở công lập có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Viên chức theo Điều 2 Luật viên chức 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, bạn làm tại một bệnh viện công lập và đã vào biên chế được 10 năm. Với thông tin đó, có thể xác định bạn là viên chức theo Luật viên chức 2010.
Khi bạn vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm phải chịu những hình thức xử lý kỷ luật theo Điều 52 Luật viên chức 2010 bao gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc;
Việc buộc thôi việc được áp dụng khi viên chức có một trong các hành vi theo Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP như sau:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Việc xác định hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo Mục 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
Nếu bạn bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì bạn không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc bạn nghỉ việc không phải do bạn bị buộc thôi việc mà do bạn viết đơn xin nghỉ việc dưới sự ép buộc của lãnh đạo bệnh viện.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc bạn được hưởng chế độ thôi việc khi việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không vi phạm Khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Ngoài chế độ này, tất cả những chế độ lương, thưởng, nghỉ hàng năm...mà bạn chưa được hưởng thì bạn sẽ được hưởng các chế độ trên.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền của bạn, do ý chí của bạn. Nếu bạn có chứng cứ chứng minh lãnh đạo bệnh viện có hành vi ép buộc bạn phải thôi việc thì bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm nói trên đến người đứng đầu của cơ quan trực tiếp của bệnh viện của bạn theo nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo theo Điều 12 Luật tố cáo 2011 để được giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hưởng trợ cấp của viên chức chấm dứt làm việc tại cơ sở công lập. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật viên chức 2010 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?