Mua nhà đang thế chấp ngân hàng cần những thủ tục gì?

Gia đình tôi vì muốn ra mặt đường để tiện việc buôn bán nên được người quen giới thiệu mua lại căn nhà cấp bốn gần mặt đường. Tuy giá bán rẻ nhưng ngôi nhà này hiện đang thế chấp ngân hàng. Tôi muốn hỏi luật sư, việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng được pháp luật quy định như nào và cần làm các thủ tục gì để tránh rủi ro sau này?

Hiện nay, việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng luôn luôn có những sự rủi ro (như trường hợp tài sản bị xử lý do vi phạm nghĩa vụ bảo đảm thì bên chủ nhà rõ ràng sẽ không thể thực hiện được giao kết hợp đồng mua bán đó với bạn). Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, pháp luật cũng quy định nhất định về vấn đề này. Thứ nhất, việc bán nhà khi đang thế chấp ngân hàng Căn cứ Khoản 3 Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp thì trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản thì  bên thế chấp không  được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. Như vậy, đối với căn nhà định mua bán đang được thế chấp tại ngân hàng, nếu được sự đồng ý của ngân hàng, giữa gia đình bạn và bên bán ngôi nhà sẽ được thực hiện việc mua bán này. Thứ hai, các thủ tục cần làm liên quan đến mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng Có hai trường hợp nếu bạn thực hiện thủ tục mua bán nhà khi nhà đang thế chấp. Trường hợp thứ nhất: Bên vay thay thế một tài sản bảo đảm khác để thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp. Trong trường hợp này, để tránh những rủi ro không đáng có gia đình bạn có thể lựa chọn cách ký hợp đồng đặt cọc theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, gia đình bạn sẽ chuyển trước cho bên chủ nhà một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên chủ ngôi nhà sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng một phần thửa đất cho bạn. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được chứng thực tại UBND xã hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng. Sau đó, chủ nhà sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm là ngôi nhà với một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đó. Sau khi có sổ đỏ, chủ nhà và bạn sẽ tiến hành giao kết hợp đồng ở văn phòng công chứng. Trường hợp thứ hai: Gia đình bạn và người chủ ngôi nhà cùng với ngân hàng lập một thỏa thuận ba bên liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán và bên mua cũng như việc thanh toán tiền nợ vay của bên bán đối với ngân hàng, thỏa thuận được lập phải công chứng. Theo thỏa thuận này, gia đình bạn sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua nhà vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp. Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay, sau đó tiến hành giải chấp căn nhà và đưa sổ cùng số tiền thừa (nếu có) cho bên mua. Sau đó, bạn làm thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất tại Chi cục thuế cấp huyện nơi có bất động sản. Nếu hồ sơ hoàn thiện, đúng và đầy đủ, trong khoảng thời hạn tối đa 30 ngày, bạn có thể nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
249 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào