Thẩm quyền xử phạt hành vi khai thác cát trái phép

Thẩm quyền xử phạt hành vi khai thác cát trái phép. Tôi được biết một số nhà ở gần sông sử dụng máy đào để khai thác cát hai bên bờ một cách tự phát mà không hề xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Xin hỏi hành vi khai thác cát trái phép như vậy thì bị xử phạt như thế nào? Thẩm quyền xử phạt thuộc về ai? Thẩm quyền của công an huyện thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo như bạn trình bày, có một số hộ dân hai bên bờ sông khai thác cát tự phát, không có giấy phép hoạt động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2013/NĐ-CP như sau:

"1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;

c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;

e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp khai thác vượt quá 100% công suất nêu tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.”

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác cát trái phép theo quy định tại Nghị định 142/2013/NĐ-CP như sau:

+ Thanh tra (Điều 44 Nghị định 142/2013/NĐ-CP).

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 45 Nghị định 142/2013/NĐ-CP).

+ Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa, Thanh tra chuyên ngành khác (Điều 46 Nghị định 142/2013/NĐ-CP).

Thẩm quyền của cơ quan công an theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định 142/2013/NĐ-CP thì có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt hành vi khai thác cát trái phép. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 142/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào