Kiểm soát điện thoại của chồng có phạm luật?

Tôi có tính ghen tuông hay kiểm tra điện thoại để xem tin nhắn của chồng. Anh ấy thi thoảng dọa kiện tôi, không biết luật pháp có chế tài gì về việc này không, nhờ luật sư tư vấn.

Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Theo quy định này thì bạn không được quyền kiểm soát điện thoại của chồng.
Từ trước đến nay chưa bao giờ có việc vợ, chồng kiện nhau vì người này kiểm soát điện thoại của người kia nhưng đã có nhiều vụ việc căng thẳng, mâu thuẫn phát sinh từ việc kiểm soát này. Thậm chí đã có nhiều trường hợp vợ, chồng ly hôn vì không muốn bị kiểm soát bởi người kia.
Do đó, bạn không nên tự ý kiểm tra điện thoại của chồng vì việc làm đó vừa phạm vào điều cấm của pháp luật, vừa có nguy cơ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra, Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác như sau:
Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
Đó là các hành vi: lén lút, dùng vũ lực, đe dọa để lấy thư tín, điện thoại... của người khác.
Dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm này là người có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín mà còn vi phạm.
Như vậy, người có hành vi xem trộm tin nhắn, điện thoại của người khác tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 125 Bộ luật Hình sự nếu thỏa mãn cấu thành của tội phạm này.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
567 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào